10+ ngôi chùa ở Hà Nội linh thiêng, cầu được ước thấy mà du khách có thể ghé đến khấn vái như chùa Trấn Quốc, chùa Bộc. Còn với những ai muốn cầu tình duyên đôi lứa thì hãy đến chùa Hà tọa lạc tại phố chùa Hà, đường Cầu Giấy. Thậm chí du khách có thể đi đến chùa Hương vãn cảnh, cầu phúc, bình an. Ngoài ra, chùa Quán Sứ, chùa Linh Ứng cũng là 2 ngôi chùa tâm linh có tuổi đời hàng trăm năm tại Hà Nội giúp mọi người khi đến đây đều cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng. Ngoài ra, khách thập phương có thể đến chùa Phúc Khánh, chùa Tịnh Quang làm lễ giải hạn, cầu danh, cầu tài, cầu bình an,..
1. Chùa Trấn Quốc – Ngôi chùa ở Hà Nội linh thiêng
Chùa Trấn Quốc nằm trên đường Thanh Niên, Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội. Ngôi chùa được biết đến là biểu tượng của Hà Nội và là một trong những địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch trong nước và quốc tế.
Vào thời Lý, Trần nơi đây được xem là trung tâm Phật giáo của cả kinh thành Thăng Long. Chùa nổi bật với lối kiến trúc xếp tầng tựa như một đài sen lớn đang nở rộ nằm giữa hồ nước mênh mông. Các dịp đầu năm, du khách được ghé thăm để cầu bình an và cầu cho năm mới được vạn sự hanh thông.
Tham khảo: TAXI SÂN BAY NỘI BÀI 7 CHỖ DỊCH VỤ ĐƯA ĐÓN GIÁ RẺ
2. Chùa Hương
Chùa Hương là điểm đến tâm linh nổi bật nhất nhì Hà Nội. Cách trung tâm thành phố khoảng 50km, chùa Hương tọa lạc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức có phong cảnh non nước hữu tình. Du khách thập phương từ các tỉnh miền Trung, Nam muốn đến chùa Hương vãn cảnh có thể đặt taxi nội bài – Chương Mỹ để di chuyển nhanh chóng, có thời gian nghỉ ngơi. Không những thể chỉ mất khoảng 1 tiếng đi đường.
Lễ hội chùa Hương diễn ra vào mùng 6 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Vì vậy, du khách có thể đến chùa vào khoảng thời gian này để trẩy hội và cầu may cho năm tới. Tuy nhiên, nếu du khách chỉ muốn tham quan, vãn cảnh chùa thì có thể đến vào thời điểm cuối mùa hè, đầu mùa thu. Lúc này thời tiết mát mẻ, khung cảnh chùa tĩnh lặng, không quá đông đúc như mùa hội.
3. Chùa Một Cột
Chùa Một Cột cũng là địa điểm tâm linh bậc nhất Hà Thành mà du khách không nên bỏ qua nếu có dịp ghé thăm thủ đô. Đây là ngôi chùa ở Hà Nội có lối kiến trúc độc đáo nhất Châu Á và là biểu tượng văn hoá tại Hà Nội.
Chùa được xây dựng từ năm 1049 thời vua Lý Thái Tông. Toàn bộ ngôi chùa được đặt trên một cột đá lớn, giữa hồ Linh Chiếu. Chùa khá nhỏ, gồm 3 phần chính là cột trụ, đài Liên Hoá và mái chùa. Bên trong chùa được đặt án thờ Tượng Phật bà Quan Âm mạ vàng vô cùng trang nghiêm. Vì vậy, nếu có dịp ghé thăm chùa Một Cột, du khách hãy ăn mặc phù hợp, giữ không khí trang trọng, không hút thuốc.
4. Chùa Bộc
Chùa Bộc nằm tại số 14 phố Chùa Bộc, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Nắm 1964, chùa Bộc đã được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hoá cấp quốc gia. Bởi nơi đây vẫn còn lưu giữ được những hiện vật từ thời Tây Sơn. Không chỉ đến đây để vãn cảnh, khách du lịch còn ghé chùa Bộc để cầu bình an và may mắn
. Ngoài ra, những truyền thuyết, những câu chuyện liên quan đến lịch sử liên quan đến chiến trận của Nghĩa quân Tây Sơn vẫn được người dân nơi đây tuyên truyền lại cho du khách tham quan.
5. Chùa Pháp Vân
Chùa Pháp Vân tọa lạc tại thôn Văn Giáp, là một trong những ngôi chùa được nhiều người tìm đến bởi sự linh thiêng vô cùng. Chùa được thiết kế với lối kiến trúc “nội công ngoại quốc” với gác chuông, tiền đường và hậu cung.
Lễ hội chùa Pháp Vân được diễn ra vào mùng 8 tháng 4 âm lịch hằng năm với nhiều nghi lễ đặc trưng như rước kiệu,…Chùa cũng được xếp hạng là Di tích Văn hoá cấp quốc gia vào năm 1991 với những giá trị văn hoá tiêu biểu.
6. Chùa Quán Sứ – Ngôi chùa ở Hà Nội hàng trăm năm tuổi
Chùa Quán Sứ là một trong những ngôi chùa cổ và linh thiêng nhất thủ đô. Cách hồ Hoàn Kiếm chỉ 1km, đây là địa điểm tâm linh thu hút nhiều khách du lịch đến thăm quan và thắp hương.
Chùa đã có tuổi đời hàng trăm năm và là trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Chùa Quán Sứ nổi bật với gam màu vàng chủ đạo cùng khung cảnh tĩnh lặng, yên bình khiến bất kỳ người du khách nào đều cảm thấy tâm hồn mình thanh thản khi ghé thăm. Khách du lịch thường tìm đến chùa Quán Sứ để thưởng mạn và cầu bình an cho gia đình.
7. Chùa Linh Ứng
Tọa lạc trên phố Khâm Thiên, quận Đống Đa, Hà Nội, chùa Linh Ứng là ngôi chùa linh thiêng được nhiều người dân thường đến cầu an lành. Chùa mang những giá trị văn hoá, lịch sử và tâm linh sâu sắc.
Chùa Linh Ứng được thiết kế với lối kiến trúc thời Nguyễn với cồng tam quan gồm 3 cổng vòm, gác chuông. Phía trong nhà thờ Mẫu được bày tượng Tam tòa thánh Mẫu và các vị thần hoàng làng. Chùa Linh Ứng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá quốc gia năm 1993.
8. Chùa Hà
Chùa Hà là ngôi chùa ở Hà Nội quá đỗi quen thuộc đối với người dân Hà thành đặc biệt là đối với giới trẻ. Chùa Hà là địa điểm cực kỳ nổi tiếng và linh thiêng trong việc cầu duyên. Tuy nhiên, chùa Hà được xây thành các khu riêng biệt là khu thờ Phật và khu thờ Thánh Mẫu. Tại đây, du khách có thể làm giấy sớ tại cổng chùa sau đó ghé các bàn vị Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Thánh Mẫu để cầu sự bình an, công danh và tình duyên trọn vẹn.
Hằng năm, vào các dịp đầu xuân năm mới, khách thập phương lại đổ về chùa Hà để mong cầu một năm suôn sẻ, lúc đi lẻ bóng, khi về có đôi. Để đến được đây có rất nhiều cách di chuyển như đi xe máy, xe bus hoặc thuận lợi nhất các phật tử có thể gọi taxi hà nội 24/24.
9. Chùa Láng
Được đặt tại phố chùa Láng, chùa Làng từng được xem là Đệ nhất tùng lâm của kinh thành Thăng Long” bởi chùa sở hữu rừng thông đẹp nhất phía Tây thủ đô. Chùa mang vẻ đẹp hài hoà giữa sự kết hợp của lối kiến trúc mộc mạc với khung cảnh thiên nhiên tươi xanh. Nhờ vậy mà khuôn viên chùa luôn tĩnh lặng, rợp bóng mát.
Chùa Láng mang những nét đặc trưng của thời Lý trong cách xây dựng. Nơi đây là địa điểm du xuân của nhiều khách du lịch thập phương ghé đến.
10. Chùa Phúc Khánh
Chùa Phúc Khánh là địa điểm tâm linh mà mỗi dịp ngày hay đầu tháng, đầu năm lại có hàng triệu hàng đến lễ bái. Chùa được dựng từ thời Hậu Lê và là cơ sở đào tạo nhiều tăng tài cho Phật giáo. Chính bởi lịch sử lâu đời, chùa Phúc Khánh thường được người dân từ khắp nơi đổ về làm lễ giải hạn, cầu danh, cầu tài, cầu bình an,…
Nhiều người cho rằng, sau khi đi lễ tại chùa Phúc Khánh gia đình hoà thuận, nhận được nhiều phúc lộc trời ban,… Chính vì thế, chùa luôn đông đúc người đến tế lễ vào các dịp đặc biệt.
11. Chùa Tịnh Quang
Chùa Tịnh Quang hay còn được gọi với cái tên là chùa Phổ Quang. Chùa được xây dựng từ năm 1440 với lối kiến trúc phổ biến gồm cồng tam quan và chùa chính. Khu vực chùa chính gồm Tiền đường, Thượng Điện và nhà mẫu. Hằng năm, chùa thu hút nhiều tín đồ Phật giáo và khách du lịch đến vãn cảnh và lễ khấn. Để đến đây, du khách có thể liên hệ đặt xe taxi tại Taxi Vip.
Mỗi điểm chùa ở Hà Nội sẽ mang một lối kiến trúc cũng như những giá trị văn hoá và lịch sử khác nhau. Song, mọi ngôi chùa đều đảm bảo sự linh thiêng và tôn kính với bề trên. Chính vì vậy, nếu có dịp ghé thăm các ngôi chùa trên, du khách hãy giữ cho mình thái độ trang nghiêm, ăn mặc lịch sự, tránh làm hư hỏng thuần phong mỹ tục Việt.