Đền Bạch Mã là một trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa có địa chỉ 76 P. Hàng Buồm, Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Nơi đây đã trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn của Hà Nội với những giá trị văn hóa và tâm linh đặc biệt. Mỗi góc cạnh của ngôi đền đều mang trong mình một dấu ấn lịch sử và văn hóa, tạo nên một không gian độc đáo và thu hút du khách tới tham quan và tìm hiểu.
1. Giới thiệu về Đền Bạch Mã ở đâu? Thờ ai?
Trong đây Đền Bạch Mã nằm trong địa dư phường Hà Khẩu, thuộc tổng Đông Thọ, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, trấn giữ phía Đông của kinh thành Thăng Long. Hiện nay, đền được đặt tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Khách quốc tế sau khi xuống Nội Bài muốn đến đây chỉ cần đặt taxi sân bay giá rẻ tiện lợi, di chuyển nhanh chóng và tiện lợi. Trong đền thờ vị Thần Long Đỗ – Bạch Mã Đại Vương là vị Thành hoàng đất Thăng Long.
Theo truyền thuyết, sử tích ghi lại thì vị thần này có công rất lớn trong việc phá trấn yểm của Cao Biền – Một viên quan Bắc triều được địch phái tới đô hộ nước ta ở giai đoạn cuối thời kỳ Bắc thuộc.
Theo ghi chép năm 866 Cao Biền đã đắp xong thành Đại La bèn ra cửa Đông để ngắm cảnh, dạo chơi thì bỗng đâu mây đen, gió thổi nổi đến xuất hiện một người cao lớn mặc áo gấm cưỡi rồng khiến Cao Biền sợ hãi ngay lập tức nảy sinh ý định trấn yểm.
Tối đó, Cao Biền nằm mộng thấy vị thần đó xuất hiện khoan thai nói: Ta là tinh anh ở Long Đỗ. Nghe tin ông đắp thành nên đến chơi. Việc gì phải trấn yểm?
Tỉnh dậy hắn ta sợ hãi bèn lấy vàng, đồng, bùa chôn xuống dưới đất để trấn yểm. Tức thì một đại cuồng phong lớn phá nát đàn trấn yểm khiến Cao Biền hoảng hồn và lập đền thờ thần Long Đỗ. Ít lâu sau hắn bị triệu tập về cố quốc và chết tức tưởi.
Trong cuốn Việt Sử giai thoại của nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần có ghi chép lại sự tích Thần hiển linh giúp Vua Lý Thái Tổ xây thành Thăng Long. Khi Lý Công Uẩn dời kinh đô Hoa Lư về Đại La (đổi tên thành Thăng Long) ông đã bắt tay vào xây thành để kiên cố chống giặc nhưng xây đến đâu thành đổ đến đó.
Khi đó vua Lý Thái Tổ bèn tới đền thờ Thần Long Đỗ cầu xin phù trợ. Buổi đêm nhà vua liền nằm mộng thấy thần Long Đỗ nói rằng cứ theo dấu chân ngựa mà đắp thành tất vững vàng. Vua lần theo vết chân ngựa bước từ Tây rẽ sang Đông một vòng, lên bản vẽ thành, thành xây vô cùng vững chắc.
Để cảm tạ ơn thần Long Đỗ, vua Lý Thái Tổ ban sắc phong Thần làm Quốc đô Định bang Thành hoàng Đại vương. Không những thế còn tạc một bức tượng trắng trong đền đặt tên thành Bạch Mã Linh Từ, ngày nay gọi là đền Bạch Mã.
Đền Bạch Mã rất linh thiêng, được rất nhiều người dân đến cúng bái, dâng hương. Nhiều người đi công tác nước ngoài đặt đi taxi ra sân bay nội bài rẻ nhất còn tiện đường ghé đến đền để cầu xin may mắn, thuộm đường xuôi gió.
2. Hình ảnh, kiến trúc đền Bạch Mã: Cổ kính, mang vẻ đẹp vượt thời gian giữa lòng thủ đô
Đền Bạch Mã không chỉ là một ngôi đền tâm linh, mà còn là một ký ức về một thời kỳ lịch sử và văn hóa của đất nước. Những dấu tích của những thế kỷ trước vẫn hiện hữu trong từng góc độ của ngôi đền này.
Sự kết hợp hoàn hảo giữa kiến trúc và nghệ thuật, sự đan xen giữa những nghi thức tôn giáo và tín ngưỡng dân gian, tất cả đã tạo nên một không gian đặc biệt, đầy sức hút và ấn tượng đối với du khách.
Kiến trúc của đền Bạch Mã vẫn giữ nguyên kiến trúc bao gồm: Nghi Môn, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiên hương, cung cấm (nơi thờ tượng thần Bạch Mã) và nhà hội đồng. Bên trong đền nổi bật những cây cột gỗ lim và mái đỡ tạo thành thế giá chiêng chồng rường con nhị và hệ cùng 3 phương.
Một khi đặt chân đến Đền Bạch Mã, bạn sẽ được trải nghiệm không khí tĩnh lặng, thanh bình và cảm nhận được tinh thần tôn giáo của người dân Hà Nội. Từng chi tiết nhỏ nhưng đầy ý nghĩa trên các bức tường, trần nhà, các tượng thần và các vật dụng tôn giáo sẽ cho bạn thấy sự đa dạng và sự phong phú của nền văn hoá Việt Nam.
Không những thế các chi tiết được làm rất tỉ mỉ, trạm trổ hoa văn tinh xảo. Các hình ảnh rồng phượng sơn son thếp vàng gây ấn tượng với du khách vì sự chạm khắc rất tinh tế và sống động. Bên ngoài đền là một không gian xanh mướt cây lá. Bên phải đền còn tồn tại một chiếc giếng mà ít nơi nào có.
3. Kinh nghiệm đi lễ đền Bạch Mã cho đúng
Một số lưu ý cần phải biết như thời gian, đường đi, cách lễ bái… khi đến đền Bạch Mã mà không phải ai cũng biết.
3.1. Thời gian thích hợp đi lễ đền Bạch Mã
Đền Bạch Mã là một điểm đến tâm linh linh thiêng cầu may mắn, bình an cho gia đình. Thời gian thích hợp để đến thăm Đền Bạch Mã là ngày 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Ngày thường đền vẫn đón tiếp người dân đến lễ. Thời gian đón khách là 8 giờ – 11 giờ sáng và 14 giờ – 20 giờ tối các ngày trong tuần, trừ thứ hai.
Nếu bạn muốn tránh đông đúc và muốn thưởng ngoạn đền Bạch Mã một cách yên tĩnh, thì thời gian sớm hoặc muộn trong ngày cũng là một lựa chọn tốt. Đặc biệt đền thu hút rất nhiều du khách vào ngày Lễ hội đền Bạch Mã tổ chức vào ngày 13/02 âm lịch suy tôn thần Long Đỗ.
Để đảm bảo an toàn và giữ trật tự xung quanh, du khách nên ưu tiên các phương tiện di chuyển như xe taxi 5 chỗ. Với những nhóm du khách đi theo đoàn nên ưu tiên đặt xe taxi 16 chỗ.
Ngoài ra, với khách quốc tế có thể đến thăm đền vào khoảng tháng 1 đến tháng 4 âm lịch khi thời tiết ở Hà Nội khá mát mẻ và trong không khí xuân tràn ngập.
3.2. Di chuyển đến đền Bạch Mã như thế nào?
Đền Bạch Mã nằm tại số 76 phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Người dân, du khách có thể đến Đền Bạch Mã bằng nhiều phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, taxi, Grab hoặc xe máy.
– Nếu sử dụng xe buýt, có thể chọn các tuyến xe buýt như tuyến số 01, 14CT, 18, 22A, 34, 18, 43.
– Nếu muốn tự lái xe máy đến Đền Bạch Mã, có thể đi theo đường phố Lý Thường Kiệt, rẽ phải vào phố Hàng Buồm và đi thẳng khoảng 300m. Đền Bạch Mã sẽ nằm ở bên tay trái. Tuy nhiên, do đường phố Hàng Buồm là con phố cổ của Hà Nội, nên rất đông đúc và hẹp nên cẩn thận khi lái xe và tránh giờ cao điểm để tránh kẹt xe.
– Nếu đi bằng taxi hay Grab, hãy chọn các nhà xe uy tín để đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí. Với khách du lịch đến Hà Nội tham quan nên ưu tiên dịch vụ đặt trước lịch đón taxi để tiết kiệm thời gian. Giá taxi từ Nội Bài về phố Cổ rất phải chăng, chỉ từ 100.000 đồng.
3.3. Lưu ý khi vào lễ trong đền điện
– Vì Đền Bạch Mã là một ngôi đền vô cùng linh thiêng, bạn nên mặc trang phục lịch sự và trang trọng. Tránh mặc áo phông, quần short hay những bộ đồ quá gợi cảm, hở hang.
– Mọi người đến đây có thể tham quan, tận hưởng không khí trong lành hoặc dâng lễ, thắp hương. Lễ vật chuẩn bị tùy tâm như hoa quả, bánh kẹo, tiền vàng, hương hoa. Sau khi dẫng lễ, thắp hương thì đọc văn khấn trước các bàn thờ hoặc chỉ cần đặt văn khắn lên đĩa nhỏ. Không được đặt lễ mận như xôi, gà, giò, rượu… ở Tiền Đường. Sau khi hạ lễ sẽ đem đi hóa.
– Khi tham quan, lễ bái cần theo thứ tự là Tam Quan, Phương Đình (sân trước), Đại Bái (đình ngoài), Thiêu Hương, Cung cấm (nơi thờ tượng thần Bạch Mã).
– Không đặt tiền vào tay các bức tượng trong đền, tiền đó du khách hãy để vào hòm công đức để tu sửa đền.
– Trong quá trình tham quan điện trong đền mọi người lưu ý không nên đi trước mặt những người đang khấn vái.
– Trong quá trình làm lễ cần tịnh tâm, không được mưu cầu bất chính và giữ trật tự, tôn trọng văn hóa, quy định của đền.
– Không vứt rác bừa bãi làm mất vệ sinh trong đền.
– Khách quốc tế không am hiểu đường phố Hà Nội nên lựa chọn di chuyển bằng taxi hà nội 24/24 để hạn chế nguy hiểm khi tham gia giao thông.
– Ngoài ra tham quan đền, mọi người cũng có thể tham quan thêm các địa điểm nổi tiếng xung quanh khác như: Đền Bà Kiệu cách 1,6 km; Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cách 1,7 km; Hồ Gươm cách 2,3 km; Bốt Hàng Đậu cách 2,6 km.
Với những giá trị tâm linh, văn hóa và lịch sử đặc biệt của mình, Đền Bạch Mã sẽ luôn là một điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Với tất cả những gì Đền Bạch Mã mang lại sẽ khiến khách du lịch cảm thấy sự bình an và tâm hồn thoải mái trong cuộc sống hiện đại.