Đền Kim Liên là một trong những địa điểm linh thiêng và đẹp nhất của Hà Nội, nơi thu hút đông đảo du khách tìm đến lễ bái, cầu may và khám phá kiến trúc truyền thống của địa phương. Ngoài không gian bình yên, tĩnh lặng, du khách còn có thể tham quan và chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc đặc sắc tại đền Kim Liên. Đặc biệt, Lễ hội đình Kim Liên được tổ chức thường niên cũng là cơ hội để du khách khám phá nét đẹp truyền thống của Việt Nam. Hiện nay, ngoài các tuyến taxi trong nội thành đến đền Kim Liên, hãng Taxi Vip còn phát triển thêm các tuyến xe du lịch đưa đón nhu cầu du lịch, lễ chùa của mọi người.
1. Sử tích đền Kim Liên? Đền ở đâu? Thờ vị thần nào?
Đền Kim Liên, Đình Kim Liên hay còn được gọi là đền Cao Sơn trước đây thuộc phường Kim Hoa sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa Thành phố Hà Nội.
Đền Kim Liên thờ thần Cao Sơn, là một trấn ở phía Nam thành Thăng Long xưa là Bạch Mã, Quán Thánh, Voi Phục, Kim Liên. So với 3 ngôi đền còn lại thì đền Kim Liên được xây dựng khá muộn khoảng thế kỷ 16 – 17.
Theo tương truyền thần Cao Sơn là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Ông là một trong số 50 người con theo mẹ lên, cùng Sơn Tinh đánh Thủy Tinh đem lại bình yên cho người dân.
Sau đó ông xin cha đi đến vùng hoang khai phá lập nghiệp sau này là vùng đất Phương Liên, phường Quận, quận Đống Đa, Hà Nội. Để ghi nhớ công lao to lớn của ông, người dân đã lập đền thờ.
Một tương truyền khác, vào thế kỷ 16 khi vua Lê Tương Dực đang cầm quần đi dẹp loạn giặc xâm lược khôi phục lại cơ nghiệp nhà Lê có đi qua huyện Phụng Hóa (Ninh Bình). Thấy cảnh núi rừng hùng vĩ, rậm rạp lại có một ngôi đền cổ khắc 4 chữ Cao Sơn Đại Vương nên đã bèn khẩn cầu thần phù trợ dẹp loạn giặc xâm lăng.
Quả nhiên sau 10 ngày đội quân quét sạch kẻ thù. Sau đó vua Lê Tương Dực liền cho xây dựng đền thờ Cao Sơn Đại Vương ở Phụng Hóa (nay là đền Lão, xã Vân Phượng, huyện Nho Quan, Ninh Bình).
Năm 1509, nhớ ơn thần đã ngầm giúp dẹp loạn kẻ thù hung hãn, vua cho xây dựng lại đền thờ to đẹp, khang trang hơn ở phường Kim Hoa, phía nam Thành Thăng Long xưa (nay là phường Kim Liên). Tấm bia Cao Sơn đại vương thần từ bi minh vốn ở huyện Phụng Hóa, đến đời Hoằng Định (1600-1619) lại nổi lên ở bến Bồ Đề. Người dân Kim Liên liền rước về và tôn thờ.
Sau này, dân trong làng tu sửa và xây thêm công tam quan trước đền và các kiến trúc như ngay nay. Hiện nay, ngoài thờ thần Cao Sơn, đình Kim Liên còn thờ thêm thờ Mẫu, Tam Phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Đình Kim Liên có gì thu hút người dân, khách du lịch
Hà Nội là nơi đông đảo du khách đến tham quan và khám phá những nét đẹp văn hóa và kiến trúc của đất nước. Trong số đó, Đền Kim Liên được xem là một trong những địa điểm văn hóa linh thiêng và đẹp nhất của thủ đô.
2.1. Kiến trúc độc độc đáo của ngôi đền tứ trấn Thăng Long xưa
Đình Kim Liên được xây dựng trên một khu đất rộng, nằm trong khu dân cư đông đúc của phường Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình được xây dựng trên một gò đất cao ở phía đông đầm Kim Liên, tuy nhiên, đầm này đã bị lấp đi để làm đường vành đai 1.
Khách quốc tế không am hiểu đường phố muốn đến đây tham quan chỉ cần đặt xe taxi 5 chỗ đưa đón tận nơi với giá rất rẻ chỉ từ 90.000 đồng/ chuyến. Cổng đình và cửa chính điện đều hướng về phía tây, trông ra một khu vực rộng lớn.
Ngay từ khi đến đình, du khách sẽ bị ấn tượng bởi cổng đình rộng và to, được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết tinh tế và một số bức tượng gỗ khắc nghệ thuật tinh xảo. Tiếp theo, khi đi vào bên trong đình, sẽ thấy một sân rộng được trải thảm cỏ xanh tươi, phía trước là nhà điện thờ, một công trình kiến trúc lớn.
Đình chính bao gồm 3 phần nghi môn, đại bái và cung cấm. Nghi môn là một nếp nhà ba gian được xây dựng bằng gỗ, với các họa tiết trang trí trên các bộ phận kiến trúc được thể hiện sinh động và công phu, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Nhà Đại bái tại Đình Kim Liên có kiểu dáng kiến trúc truyền thống gồm 5 gian được tôn tạo. Các gian nhà được bố trí hài hòa và tinh tế, tạo nên một không gian ấm cúng và thanh nhã.
Cung cấm cũng là một nếp nhà ba gian, với gian cuối là nơi thờ Cao Sơn Đại Vương, con gái vua Lê và Huệ Minh công chúa. Các hoa văn trang trí trên các bộ phận kiến trúc của cung cấm được thể hiện với sự tinh tế và công phu, thể hiện rõ nét nghệ thuật của thời kỳ đó.
Nội thất của các điện thờ được trang trí bằng những tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ và các bức tượng linh thiêng. Các con rương đều đều được sử dụng kỹ thuật chạm nổi điêu luyện với các hình mây cuộn, phượng, rồng nhiều lớp.
Đặc biệt, trong đền còn lưu giữ tấm bia bằng đá xám mịn, to mang tên Cao Sơn đại vương thần từ bi minh. Và 39 đạo sắc phong thần Cao Sơn trong đó có 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời nhà Nguyễn.
Tất cả tạo nên một không gian văn hóa truyền thống độc đáo và thu hút sự quan tâm của nhiều du khách và người yêu văn hóa cổ xưa.
2.2. Lễ hội đình Kim Liên – Nét đẹp truyền thống bao đời
Ngoài thu hút khách du lịch bởi kiến trúc cổ kính, đền Kim Liên còn nổi tiếng mỗi mùa lễ hội. Để trải nghiệm lễ hội đình Kim Liên, du khách sau khi xuống Nội Bài đặt taxi sân bay giá rẻ đến thẳng phường Kim Liên. Hội đình diễn ra vào các ngày từ 13 – 16/ 3 âm lịch hàng năm.
Tuy nhiên, trong mấy năm trở lại đây, lễ hội gói gọn lại chỉ trong 2 ngày 15 và 16/3. Lễ hội đình Kim Liên có nhiều hoạt động phong phú và đa dạng thu hút đông đảo người tham gia.
Trong đó, nổi bật nhất là nghi lễ dâng hương và diễu hành diễn ra tại Đình Kim Liên. Nghi lễ dâng hương được diễn ra vào đúng giờ khai hội, khi đông đảo người dân cùng đổ về đình để làm lễ tế cáo với Cao Sơn Đại Vương.
Sau khi nghi lễ dâng hương kết thúc, diễu hành được diễn ra trên các tuyến phố xung quanh đình với sự tham gia của đông đảo người dân và các tiểu đội diễu hành đến từ các làng xung quanh. Trong diễu hành, các đội diễu hành sẽ trình diễn các tiết mục truyền thống và nghệ thuật đặc sắc của từng làng.
Ngoài ra, lễ hội còn có các hoạt động liên quan đến ẩm thực. Lễ hội đình Kim Liên đã trở thành một nét văn hóa truyền thống của người Hà Nội và cả nước.
Những nghi lễ và hoạt động trong lễ hội giúp tôn vinh và giữ gìn giá trị văn hóa cổ xưa của đất nước, đồng thời cũng là một dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu, đoàn kết và tạo thêm sự thân thiết trong cộng đồng.
2.3. Đền linh thiêng, hễ cầu tất ứng hấp dẫn du khách
Đền Kim Liên là không chỉ nổi tiếng là một trong tứ trấn Thăng Long xưa mà còn biết đến là một trong những địa điểm vô cùng linh thiêng của Hà Nội. Vào ngày mùng 1 hoặc ngày 15 âm lịch đình thu hút rất nhiều du khách, phật tử, người dân khắp mọi nơi đến lễ phật dâng hương.
Rất nhiều người đi ra sân bay tuyến taxi nội bài – đống đa thường nhờ tài xế ghé vào đền để thắp hương, cầu mong chuyến đi thuận buồm xuôi giá. Học sinh chuyển cấp, thi đại học cũng được nhiều bố mẹ đưa đến để cầu mong thi cử đỗ đạt.
Với không gian yên tĩnh, trang trọng và sự linh thiêng, đình Kim Liên thu hút đông đảo du khách cả trong và ngoài nước tìm đến để cầu may.
3. Đền Kim Liên mở cửa khi nào và lưu ý khi tham quan đền
Đền Kim Liên mở cửa hoạt động cả ngày. Đây là một địa điểm du lịch gần sân bay Nội Bài mà duy khách không nên bỏ qua. Có rất nhiều cách di chuyển đến đền, đa số người dân địa phương lựa chọn đi bằng xe máy và khách du lịch cùng gia đình đi bằng xe taxi 7 chỗ.
Trong quá trình đến đền để tham quan, cúng bái mọi người cũng cần lưu ý một số điều sau đây:
– Quần áo chỉnh tề, không hở hang.
– Thực hiện theo đúng các quy định trong đền như đi nhẹ nói khẽ, rác để đúng nơi quy định.
– Không phải tất cả mọi nơi trong đền đêu được cắm hương nên mọi người cần lưu ý nếu có biển cấm không được tự ý thắp hương.
– Đi vào nhà chính của đền, đình, chùa không nên đi chính diện mà đi từ hai bên cửa đồng thời không dẫm lên bệ cửa và rải tiền lung tung trong điện thờ.
– Đồ cúng tùy tâm như bánh kẹo, hoa quả, cỗ chay đơn giản.
Đền Kim Liên mang trong mình một giá trị văn hóa và tâm linh đặc biệt của địa phương, được bảo tồn và phát triển để truyền lại cho thế hệ sau. Với những nét đẹp độc đáo và sự kết hợp giữa tâm linh và kiến trúc, Đền Kim Liên là một trong những điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi đến Hà Nội.