Khi đến thăm Hà Nội, nhiều du khách thường đặt câu hỏi đền Voi Phục thời ai. Đây là nơi thờ hoàng tử Linh Lang, con trai của Vua Lý Thánh Tông, người đã được vinh danh với danh hiệu Linh Lang Đại Vương. Không chỉ người dân Thủ Lệ, khách thập phương thường xuyên ghé thăm nơi đây bằng phương tiện taxi để thăm quan và vãng cảnh đền.
1. Đền Voi Phục ở đâu? Mô tả vị trí và hướng dẫn cách di chuyển từ sân bay Nội Bài
Đền Voi Phục, một trong bốn ngôi đền nổi tiếng nhất trong kinh thành Thăng Long xưa, đã trải qua sự thay đổi về vị trí và hiện nay được đặt tại số 362 đường Kim Mã, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội.
Người dân Hà Nội thường xưng ngôi đền này là đền trong Thăng Long tứ trấn, thuộc trấn Tây. Trong khi ba ngôi đền còn lại là đền Bạch Mã ở trấn phía Đông, đền Quán Thánh ở trấn phía Bắc và đền Kim Liên ở trấn phía Nam của kinh thành.
Theo chỉ dẫn của Google Maps, quãng đường từ Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài đến đền Voi Phục rơi vào khoảng 25-27 km. Từ Nội Bài, khách du lịch có thể tham khảo hai lộ trình sau bằng xe taxi Nội Bài – Ba Đình:
– Lộ trình 1: Từ sân bay Nội Bài – đi Võ Văn Kiệt – đi cầu Thăng Long – đi Phạm Văn Đồng – đi Xuân Thủy – đi Cầu Giấy – đi Kim Mã.
– Lộ trình 2: Từ sân bay Nội Bài – đi Võ Nguyên Giáp – đi cầu Nhật Tân – đi Võ Chí Công – đi Vành Đai 2 – đi Kim Mã.
Cả hai tuyến đường trên đều có thể dẫn tới đền Voi Phục một cách nhanh chóng. Tùy vào khoảng cách, tình trạng giao thông mà thời gian di chuyển sẽ dao động khoảng 40-60 phút.
2. Đền Voi Phục thờ ai? Vị thần nào trong lịch sử Việt Nam?
Đền Voi Phục thờ ai là thắc mắc của phần đông khách du lịch khi đang có ý định ghé thăm nơi đây. Theo các tư liệu lưu trữ, Đền Voi Phục được coi là địa điểm thờ phụng vị thần Linh Lang Đại Vương, một thần linh được người dân vô cùng tôn kính và sùng bái.
Thần Linh Lang là người có công phò trợ Vua cha Lý Thánh Tông đánh lùi quân Tống xâm lược vào 1076 và đã hy sinh oanh liệt. Do vậy, đền Voi Phục cũng được xem là ngôi đền có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thành Thăng Long.
Theo sự tích đền Voi Phục, ngôi đền được thành lập và xây dựng từ thời Vua Lý Thái Tông, năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7, tức 1065. Để tưởng nhớ hoàng tử, Vua Lý Thánh Tông đã sắc phong Linh Lang thành Linh Lang Đại Vương và tạc nên hai con voi quỳ gối trước cửa đền.
Đó cũng là nguyên nhân mà người dân làng Thủ Lệ đã đặt tên cho nơi này là đền Voi Phục. Đền nằm ở phía Tây kinh thành Thăng Long, với nhiều tên gọi phổ biến khác nư trấn Tây hoặc trấn Đoài do vị trí địa lý của đền.
3. Lễ hội tại Đền Voi Phục được tổ chức vào thời điểm nào hàng năm?
Du khách không chỉ quan tâm đền Voi Phục thờ ai, lễ hội đền diễn ra khi nào cũng được đông đảo người dân đặt câu hỏi. Hàng năm, lễ hội đền Voi Phục sẽ được diễn ra vào đúng ngày 9 và ngày 10 tháng hai Âm Lịch (ngày mất của hoàng tử Linh Lang).
Lễ hội thu hút khá đông đảo người dân, khách du lịch đến thăm quan và tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng. Cùng với đó là sự góp mặt, tham dự của 4 đình chính, bao gồm: đình Xa La, đình Hào Nam, đình Yên Hòa và đình Ngọc Khánh.
Lễ rước hội tại Đền Voi Phục thường diễn ra vào buổi sáng sớm ngày mùng 9 của tháng Âm lịch. Cụ Từ – người trồng giữ ngôi đền sẽ thực hiện lễ cáo thính Đức Thánh, khóa tụng kinh, đội tế nam và tiến hành tế Thánh và 4 đình sẽ dâng hương lễ Thánh.
Vào buổi chiều, đền Voi Phục diễn ra các trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ truyền thống và cho phép khách thập phương vào lễ Thánh xin lộc. Mồng 10 là ngày hội chính, với đoàn rước đền Voi Phục vào lễ thánh, tiếp đến là đoàn Thủ Lệ và các nơi chung thờ phụng thánh.
Từ 7 giờ sáng, bốn kiệu đình từ bốn địa điểm khác nhau sẽ tham gia rước đến Đền Voi Phục để tham dự nghi lễ tế bái Thánh. Song, các họa hoạt cảnh mang tính dân gian cũng được tái hiện lại như múa sênh tiền, múa quạt, con đĩ đánh bồng, múa lân, sư tử…
Tiếp diễn lễ hội, ban tổ chức sẽ cử người đọc văn khai mạc và thần phả của Đức Thánh. Các đội nữ sẽ dâng hương lên đền, vào lễ Thánh trong không khí trang nghiêm và lịch sự. Đây cũng là địa điểm du xuân đầu năm gần Hà Nội được nhiều lượt du khách ghé thăm mỗi dịp xuân về.
4. Giờ mở cửa đền Voi Phục? Có mất phí tham quan không?
Ngoài thông tin đền Voi Phục thờ ai, du khách cần tham khảo trước về thời gian mở cửa của đền để thuận tiện cho quá trình di chuyển và thăm quan.
Dưới đây là thời gian mở cửa của đền Voi Phục chính xác nhất:
– Ngày thường: 8 giờ sáng – 5 chiều chiều hàng tuần.
– Giao thừa: Đền mở cửa hết đêm.
– Mồng 1 Âm lịch hàng tháng: 6 giờ sáng – 8 giờ tối.
– Ngày rằm (15 Âm lịch): 6 giờ sáng – 8 giờ tối.
Khi vãng cảnh và thăm quan đền Voi Phục, du khách sẽ không mất bất phì một khoản phí nào. Quý khách có thể sử dụng xe taxi Hà Nội 24/24 để di chuyển nhanh chóng, an toàn và thuận tiện đến cửa đền.
5. Khách du lịch di chuyển bằng phương tiện gì đến Đền Voi Phục tiện nhất
Nằm ngay trong trung tâm Hà Nội, hành khách có thể di chuyển bằng taxi hoặc xe buýt.
– Tuyến xe buýt đến đền Voi Phục: 27, 34, 26, 49, 32.
– Hãng xe taxi uy tín từ Nội Bài – đền Voi Phục: Taxi Vip, Mai Linh Taxi, Taxi Group, Taxi 123, Taxi Thanh Nga…
Thông tin chi tiết bảng giá taxi Nội Bài Hà Nội
Loại xe | Cước phí |
Xe taxi 5 chỗ Nội Bài – Đền Voi Phục | 250.000 VNĐ |
Xe taxi 7 chỗ Nội Bài – Đền Voi Phục | 300.000 VNĐ |
Xe taxi 16 chỗ Nội Bài – Đền Voi Phục | 450.000 VNĐ |
Khi sử dụng dịch vụ taxi giá rẻ, hành khách sẽ được trải nghiệm nhiều lợi ích về mặt thời gian cũng như các trải nghiệm tiện ích. Đặc biệt, hãng Taxi Vip là một trong những đơn vị cam kết nói không với phí ẩn, giúp khách hàng an tâm khi lựa chọn dịch vụ.
Đền Voi Phục thời ai đã được giải đáp chi tiết trong các thông tin bài viết. Đây là một điểm điểm văn hóa tâm linh đáng trải nghiệm cho khách du lịch và khách địa phương ghé thăm. Ngoài ra, còn một số ngôi chùa ở Hà Nội cũng mang kiến trúc, lịch sử vô cùng hấp dẫn chờ đợi du khách khám phá và trải nghiệm.