Tên các lễ hội ở Việt Nam dân gian truyền thống

Số lễ hội ở Việt Nam theo thống kê trên toàn quốc có gần 9000 lễ hội lớn nhỏ, được tổ chức mỗi năm hoặc theo các mùa vụ. Tức trung bình mỗi ngày có khoảng 20 lễ hội được tổ chức. Tuy nhiên có một số lễ hội cực nổi tiếng, thu hút du khách tham quan, du lịch trong nước lẫn quốc tế tham gia đông đảo. Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam phổ biến nhất gồm: lễ hội đền Hùng, lễ hội Lồng Tồng, hội Gióng, hội Lim, hội chùa Hương, hội Hoa Lư Ninh Bình,…Khi tham gia lễ hội cũng cần ghi nhớ một số mẹo để đảm bảo an toàn, tiết kiệm.

1. Những lễ hội truyền thống ở Việt Nam

1.1 Lễ hội đền Hùng ở Việt Nam

Trong những lễ hội truyền thống ở Việt Nam được biết đến, lễ hội đền Hùng là lễ hội có tính truyền thống lâu đời, đậm chất tín ngưỡng. Đây cũng là lễ hội được liệt kê vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 1 được UNESCO công nhận.

Lễ hội đền Hùng được tổ chức vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch tại Đền Hùng, TP VIệt Trì, tỉnh Phú Thọ. Trong đó lễ rước kiệu và dâng hương tại Đền Thượng là được chú ý và tổ chức long trọng nhất. Đây cũng là ngày lễ hội mà Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét duyệt người dân toàn quốc được phép nghỉ để cùng tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng thời lập quốc.

Lễ hội đền Hùng ở Việt Nam
Lễ hội đền Hùng ở Việt Nam

1.2 Hội Lim tháng giêng âm lịch Việt Nam

Trong vô số lễ hội ở Việt Nam, Hội Lim vẫn luôn giữ được bản sắc riêng, được người dân làm lễ và tụ họp thờ cúng linh đình ở Bắc Ninh. Lễ hội tổ chức các trò chơi dân gian để tưởng nhớ về sức mạnh, công sức mà những người đi trước đã bỏ ra xây dựng.

Hội Lim được tổ chức 3 ngày, từ ngày 12 tới ngày 14 tháng giêng Âm lịch. Lớn nhất là ngày 13 và được tổ chức tại 3 địa điểm là thị trấn Lim, xã Nội Duệ và Liên Bão.

1.3. Hội đền Trần Nam Định

Những lễ hội nổi tiếng ở Việt Nam hầu hết đều mang ý nghĩa tưởng nhớ đến những người lập công thời lập quốc. Lễ hội đền Trần đở Nam Định cũng được tổ chức từ ngày 15 đến ngày 20 tháng tám âm lịch. Người dân sẽ đổ về thờ cúng, tổ chức lễ hội tại đền thờ 14 vị vua thời Trần

1.4. Hội Gióng vào tháng 4 âm lịch

Trong văn hóa lễ hội ở Việt Nam không thể không biết đến hội Gióng. Hội Gióng tưởng nhớ Thánh Gióng – vị Thánh bất tử thể hiện sức mạnh và lòng đoàn kết dân tộc Việt.

Là vị Thánh lớn nên Gióng có nhiều nơi thờ phụng và tổ chức lễ hội. Tuy nhiên trọng điểm được người dân đổ về vẫn là làng Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội) nơi Đức Thánh Gióng sinh thành và Phù Linh (nơi Thánh Gióng hóa thân).

Hội Gióng tổ chức mùng 8 và ngày 9 tháng 4 âm lịch. Khách muốn tham dự nên đi trong các ngày chính để cảm nhận được sự náo nhiệt.

Hội Gióng vào tháng 4 âm lịch tại Việt Nam
Hội Gióng vào tháng 4 âm lịch tại Việt Nam

1.5. Lễ hội Lồng Tồng của người Tày

Các lễ hội dân gian ở Việt Nam không thể thiếu lễ hội về biết ơn thần linh trong việc phò trợ người dân cấy cày, có cuộc sống ấm no.

Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội xuống đồng của các dân tộc như: Nùng, Dao, Sán Chỉ…. cầu trời cho mùa màng bội thu. Thời gian tổ chức lễ hội tùy theo từng địa phương chọn ngày. Thông thường lễ hội Lồng Tồng của người Tày tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng.

1.6. Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Lễ hội Tháp Bà Ponagar Nha Trang được tổ chức vào ngày 20 đến 23 tháng 3 âm lịch Khánh Hòa. Đây là lễ hội Việt Nam được tổ chức để tôn vinh và nâng cao tinh thần đoàn kết dân tộc trên dải đất miền Trung. Có các hoạt động vui chơi được lưu truyền tròn đầy nét văn hóa Việt, không hề thay đổi. Một số hoạt động mới phù hợp để đón tiếp khách du lịch trải nghiệm.

1.7. Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ

Mỗi ngày rằm tháng Tám âm lịch hằng năm sẽ tổ chức hội Nghinh Ông tại huyện Cần Giờ với mục đích tôn vinh Ðức ngài Cá Ông. Nghinh Ông còn gọi là Nam Hải Tướng Quân. Lễ hội là cầu ngài phù hộ độ trì cho người dân đánh bắt thuận buồm xuôi gió, bắt được nhiều tôm cá lớn phát triển khu vực.

1.8. Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam

Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ núi Sam được những người yêu thích du lịch tâm linh mong chờ để đến An Giang dâng các đồ lễ vật và cầu những điều mình mong muốn.

Lễ hội đông đúc từ đầu tháng giêng với hoạt động thờ cúng diễn ra tấp nập liên tục. Tuy nhiên chủ yếu người dân đổ về vào ngày 23/4 đến hết ngày 27/4 âm lịch.

1.9. Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình

Lễ hội Hoa Lư Ninh Bình là lễ hội truyền thống Việt Nam được gìn giữ nhiều năm. Hội tổ chức vào đầu tháng 3 âm lịch. Mục đích tưởng nhớ hai vị hoàng đế: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ghi nhớ công ơn.

1.10. Hội chùa Hương

Hội chùa Hương được tổ chức ở miền Bắc tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Đông đúc nhất là 18/2 âm lịch. Người ta truyền tai nhau về việc cầu mọi sự với lòng thành tâm sẽ được đền đáp. Đặc biệt là những người cô đơn, độc thân, cầu tình duyên đều được như ý nguyện.

1.11 Lễ tại Chùa Tam Chúc Hà Nam

Quanh năm đông đúc, thường xuyên có các lễ hành hương của phật tử.

2. Các lễ hội ở miền Nam

Lễ hội Việt Nam ở miền Nam cũng không kém cạnh các khu vực Trung và Bắc với những lễ hội đặc biệt lớn như:

  • Lễ Hội Bà Chúa Xứ Núi Sam
  • Lễ Hội Đôn Ta – Dolta
  • Lễ Tết Khmer Chol Chnam Thmay.
  • Lễ Hội Kathina
  • Lễ Hội Tống Ôn.
  • Lễ Hội Đua Bò Bảy Núi.
  • Lễ Hội Bánh Dân Gian Nam Bộ

3. Các lễ hội hiện đại ở Việt Nam

Các lễ hội hiện đại ở Việt Nam dần được ưa chuộng và thu hút khách trong nước lẫn quốc tế. Một số lễ hội cực lớn được giới trẻ yêu thích như:

  • Lễ hội Trà Quốc tế tại Thái Nguyên.
  • Festival Huế
  • Festival Pháo hoa Đà Nẵng.
  • Festival Thuyền buồm Mũi Né
  • Festival biển Nha Trang.
  • Festival Hoa Đà Lạt – Lễ hội hiện đại và đẹp tại Việt Nam
  • Festival Lúa gạo.
  • Lễ hội Âm nhạc Gió Mùa.

4. Lưu ý khi đi lễ hội ở Việt Nam

– Nên đi taxi thay vì tự chạy xe vì khó tìm được nơi gửi: Tiền gửi xe tại lễ hội cực đắt đỏ, xe không có bóng mát đỗ đậu. Nhiều du khách còn không gửi được xe hoặc gửi được thì cả người ướt đẫm mồ hôi do phải chen lấn. Tốt nhất khách nên chọn đi lại bằng taxi. Vừa tiện, vừa mát mẻ dễ chịu.

– Xem chính xác thời gian lễ hội tổ chức để sắp xếp lịch trình phù hợp. Tránh đi sai ngày.

– Nên mang theo ít đồ đạc nhất có thể nếu có mặt tại lễ hội. Không chỉ ở Việt Nam, bất cứ nơi đông đúc nào cũng đều có kẻ xấu chờ sẵn cơ hội để móc túi, trộm cướp rồi lẫn vào đám đông.

– Hầu hết các lễ hội đều mở cổng miễn phí. Tránh đặt qua các bên trung gian thu phí vào cổng.

Nên đi taxi thay vì tự chạy xe khi đi lễ hội ở Việt Nam
Nên đi taxi thay vì tự chạy xe khi đi lễ hội ở Việt Nam

Trong hơn 9000 lễ hội ở Việt Nam được tổ chức, mỗi lễ hội sẽ có đặc điểm văn hóa riêng biệt. Nên tìm hiểu khái quát qua các kênh thông tin mạng xã hội để lựa chọn lễ hội phù hợp với sở thích.

Tin tức liên quan

Bảng giá TAXI VIP 5 - 7 - 16 chỗ

Chuyến điHà Nội – Nội BàiNội Bài – Hà Nội
Xe 5 chỗ200.000đ – 300.000đ250.000đ – 350.000đ
Xe 7 chỗ250.000đ – 350.000đ300.000đ – 400.000đ
Xe 16 chỗ450.000đ – 550.000đ500.000đ – 600.000đ

Để lại lời nhắn cho chúng tôi

Đặt xe nhanh chóng

Giá chuyến đi chỉ từ:
Đang cập nhật…

Xem trên bản đồ

Gọi ngay 24/24 hotline: 0839.22.6666 Giá phụ thuộc vào thời gian và địa điểm đặt xe.

Giá chuyến đi chỉ từ:
Đang cập nhật…

Xem trên bản đồ

Gọi ngay 24/24 hotline: 0839.22.6666 Giá phụ thuộc vào thời gian và địa điểm đặt xe.

0839.22.6666